Vui lòng để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại.
Hoặc gọi ngay hotline 1800 556 857 (Miễn phí cước gọi)
THI CÔNG XÂY DỰNG TRỌN GÓI
Chúng tôi cung cấp dịch vụ thi công xây dựng với quy trình khép kín, được thực thi bỡi 100% đội ngũ kỹ sư, thợ chuyên nghiệp của Zenvillas, được đào tạo bài bản, nhiều năm kinh nghiệm.
Quý khách có nhu cầu thi công xây dựng trọn gói vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline bên dưới (miễn phí cước gọi).
Trong mỗi dự án, nhà đầu tư luôn cần tìm cho mình một đơn vị thi công xây dựng. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, bảo dưỡng công trình…
Định nghĩa về thi công xây dựng
Thi công xây dựng đề cập đến quá trình thực hiện các công công việc liên quan đến xây dựng, từ khâu triển khai kế hoạch thiết kế đến việc hoàn thiện công trình. Các hoạt động trong thi công xây dựng bao gồm: sửa chữa, cải tạo, di dời, xây dựng cơ bản, lắp đặt hệ thống, thi công hoàn thiện…
Thi công xây dựng từ phần thô cho đến phần hoàn thiện là bước cần thiết khi thực hiện xây dựng. Hoạt động thi công công trình gồm 2 chức năng chính: làm thành phần trong quá trình thi công trình và góp phần hoàn thiện kết quả cuối cùng của công trình.
Các loại công trình thi công
Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều công trình khác nhau được thi công, từ những công trình dân dụng đến công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Mỗi loại công trình sẽ có yêu cầu riêng về kỹ thuật và quy trình thi công riêng.
Trong mỗi công trình sẽ có rất nhiều hạng mục liên quan, dự án xây dựng có thể liên quan đến việc cải tạo từ công trình hiện có hoặc xây dựng mới hoàn toàn.
Quy trình thi công xây dựng
Tiến hành tổ chức thi công
Thiết lập ban chỉ huy công trình
Ban chỉ huy công trình sẽ bao gồm một trưởng phòng thi công: Phụ trách khu vực, chịu trách nhiệm và quản lý điều hành.
Kỹ sư thành viên ban chỉ huy: Bao gồm chỉ huy trưởng, kỹ sư giám sát thi công, điều phối và chỉ đạo các tổ, đội thi công đứng đầu là các tổ trưởng và đội trưởng.
Tổ chức mặt bằng thi công
Công tác chuẩn bị mặt bằng
Tiến hành thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ dân bên cạnh, chụp hình hiện trang của các công trình kế bên.
Treo biển báo thi công: biển báo công trình, nội quy công trình, an toàn lao động và biển báo cảnh báo công trình.
Chuẩn bị các hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công.
Định vị công trình và xác định cao độ chính xác.
Bố trí các khu vực phục vụ quá trình thi công:
Tiến hành tổ chức làm lán trại công nhân làm việc tại công trình (nếu diện tích công trình cho phép)
Chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước để phục vụ quá trình thi công.
Tiến hành lắp đặt cổng, tường rào của công trình theo đúng tiêu chuẩn của công ty xây dựng.
Phá dỡ các công trình cũ và dọn dẹp công trình nếu được yêu cầu.
Chuẩn bị vật tư thô và đội ngũ công nhân thực hiện công trình.
Biện pháp thi công
Tiến hành thi công phần móng và công trình ngầm
Thực hiện ép cọc
Công tác ép cọc là một phần quan trọng của quá trình thi công xây dựng, bước này sẽ quyết định sự ổn định và độ bền của công trình. Việc ép cọc được thực hiện nhằm đảm bảo khả năng chống sụt lún, tạo nền móng vững chắc cho công trình.
Trước khi thực hiện ép cọc, các kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát địa chất để xác định loại cọc phù hợp và độ sâu cần thiết.
Kỹ thuật ép cọc sẽ bắt đầu từ việc khoan lỗ chứa cọc, sau đó đưa cọc vào lỗ và sử dụng thiết bị ép cọc để tạo ra lực ép mạnh, đẩy cọc xuống sâu vào lòng đất. Tùy vào đặc điểm địa chất tại công trình thi công mà có thể sử dụng nhiều loại cọc khác nhau như cọc bê tông, cọc thép, cọc nhồi và cọc cừ.
Công tác ép cọc cần được thực hiện chính xác, cẩn thận và được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cọc được đặc vào vị trí chính xác và có khả năng chịu lực tối đa.
Thực hiện đào đất hố móng
Công tác đào hố móng thường được thực hiện bằng máy xúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể phải thực hiện đào hố móng bằng tay để đảm bảo tính chính xác và có sự kiểm soát tốt hơn tại những không gian hẹp.
Thực hiện công tác coppha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt
Bước 1: Xác định vị trí chính xác của móng và sàn trệt dựa trên bản vẽ kỹ thuật và thiết kế.
Bước 2: Đảm bảo đào đất đúng kích thước và hình dạng đã được quy định ở bản vẽ kỹ thuật và đảm bảo độ sâu phù hợp.
Bước 3: Ghép và lắp đặt coppha bê tông lót để tạo bề mặt chống thấm cho bê tông.
Bước 4: Đổ bê tông lót dầm cần đảm bảo chất lượng và tỷ lệ pha bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Khi đổ bê tông cần đảm bảo sự đồng đều và độ phẳng của bề mặt bê tông.
Bước 5: Xây dựng thành đai và dầm móng bằng cách sử dụng coppha.
Bước 6: Thực hiện lấp đất và đóng coppha để tạo sàn trệt theo đúng độ cao yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
Bước 7: Tiến hành lắp đặt cốt thép theo bản vẽ và thiết kế.
Bước 8: Đảm bảo việc đổ bê tông được thực hiện chính xác, tránh gây nên tình trạng lỗ trống hay bọt khí.
Bước 9: Sau khi đổ bê tông, thực hiện các biện pháp bảo dưỡng bê tông.
Tiến hành thi công các công trình ngầm: hố ga, bể phốt
Quá trình thi công coppha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt được thực hiện song song với quá trình thi công hố ga và bể phốt.
Công tác thi công phần thân và phần mái
Thi công phần cột
Dựa theo bản vẽ, xác định chính xác vị trí của các cột.
Chuẩn bị cốt thép theo yêu cầu của bản vẽ.
Thiết kế coppha cột: xây dựng khuôn coppha theo thiết kế tạo ra lớp vỏ xung quanh cốt thép. Coppha giúp bảo vệ cốt thép khỏi sự ảnh hưởng của môi trường và định hình chính xác hình dáng của cột.
Sau khi đổ bê tông, quá trình curing (cải thiện chất lượng bê tông) sẽ được thực hiện để đảm bảo sự cứng, tránh việc xuất hiện vết rạn nứt và đảm bảo chất lượng của cột.
Thi công phần dầm và sàn
Xác định vị trí của dầm và sàn.
Làm cốt thép và coppha (nếu cần thiết)
Đặt dầm hoặc bê tông theo vị trí và khoảng cách đã được xác định. Sau khi đặt dầm, cần kiểm tra độ chính xác và độ thẳng của các dầm.
Đổ bê tông vào khuôn cốp dầm để tạo sàn, đảm bảo chất lượng và tỷ lệ pha bê tông theo yêu cầu.
Sau khi đổ bê tông, thực hiện quá trình curing cải thiện chất lượng bê tông và tránh sự nứt nẻ.
Thi công bê tông
Đổ bê tông bằng máy bơm chuyên dụng.(với những công trình xe bê tông không thể vào thì có thể giải quyết bằng các phương pháp khác nhau).
Bơm bê tông bằng máy trộn bê tông.
Đổ bê tông liên tục từ sàn trệt tới sàn sân trước kết nối với dầm sàn và đài móng sẽ tạo sự liên kết giữa các phần trong công trình. Việc này sẽ đảm bảo tính thống nhất và độ bền của cấu trúc, tránh tình trạng rạn nứt. Đồng thời, việc này còn giúp công trình có sức chịu lực và áp lực đồng đều, tránh hiện tượng chênh lệch độ co giãn và biến dạng giữa các phần khác nhau trong công trình.
Đổ bê tông đà tại các vị trí như đầu cửa đi, cửa sổ, đà giằng tường ban công, sân thượng, đà giằng tường có chiều cao trên 4m.. Sẽ tạo sự liên kết giữa các cấu trúc với nhau. Các vị trí này thường là những điểm yếu trong cấu trúc của công trình nếu không được tăng cường bằng bê tông đà.
Quý khách có nhu cầu thi công xây dựng trọn gói vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline bên dưới (miễn phí cước gọi).
Công tác xây, trát và láng là những giai đoạn cuối cùng của quá trình thi công xây dựng. Quá trình này góp phần tạo nên thành phẩm cuối cùng và tính thẩm mỹ của công trình.
Công tác xây tường và kết cấu cơ bản
Tiến hành xây dựng tường và kết cấu cơ bản theo bản vẽ và thiết kế đã được xác định trước đó.
Quá trình xây dựng cần đảm bảo đúng kích thước, độ dày và vị trí yêu cầu.
Công tác trát tường
Thực hiện công tác trát lớp vữa hoặc các vật liệu trát khác lên bề mặt của tường để làm phẳng và tạo bề mặt để chuẩn bị cho bước hoàn thiện tiếp theo.
Khi thi công, cần đảm bảo lớp trát đều, không xuất hiện vết nứt và lỗ trống.
Công tác láng bề mặt
Láng bề mặt là công việc tiếp theo cần thực hiện sau khi trát trường, việc này sẽ giúp bề mặt tường được phẳng và mịn.
Sử dụng công cụ láng và kỹ thuật láng phù hợp để đạt được bề mặt hoàn thiện theo yêu cầu.
Công tác sơn hoàn thiện
Sau khi bề mặt được tráng và láng, hãy tiến hành sơ và các công việc hoàn thiện cuối cùng như lắp cửa, gắn đèn,…
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, hãy chú ý đến màu sơn, họa tiết hoa văn… được thực hiện chính xác và đảm bảo giống với bản vẽ đã thiết kế.
Thực hiện công tác chống thấm
Dựa trên loại bề mặt và điều kiện xây dựng, hãy chọn vật liệu xây dựng phù hợp như sơn chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm, vật liệu polyurethane, epoxy…Việc thực hiện đúng cách, lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ đảm bảo tính ổn định và độ bền của công trình.
Thực hiện ốp và lát
Lựa chọn chất liệu ốp lát phù hợp với mục đích sử dụng và phong cách thiết kế nội thất.
Chuẩn bị bề mặt ốp lát, vệ sinh bề mặt ốp lát.
Ốp lát đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình và tính thẩm mỹ.
Thực hiện các công việc cuối cùng như làm sạch các góc, khe và các chi tiết khác để công trình được hoàn thiện và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thực hiện sơn bả
Lớp sơn bả có công dụng bảo vệ bề mặt tường, đảm bảo tính thẩm mỹ và gia tăng độ bền đẹp cho công trình.
Trước khi thực hiện sơn bả cần vệ sinh bề mặt của khu vực cần sơn bả.
Tiến hành thi công phần ME
Thực hiện các hệ thống cơ khí và điện tại công trình. Thi công ME bao gồm các hạng mục như: hệ thống điện, hệ thống cơ điện, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp thoát nước nóng và lạnh, hệ thống an toàn…
Lời kết
Zenvillas Việt Nam là một trong những đơn vị thi công xây dựng và thiết kế thi công trọn gói uy tín được người tiêu dùng bình chọn. Các công trình của Zenvillas Việt Nam thực hiện không chỉ mang đến không gian sinh sống và làm việc đẹp mắt mà còn là giải pháp “thuận tự nhiên”, chú trọng đến trải nghiệm và cảm xúc của mỗi người trong chính căn nhà, văn phòng làm việc của mình.
Mỗi công trình sẽ có giải pháp khác nhau, nên để có thể đưa ra phương án phù hợp với mong muốn của bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé.
Quý khách có nhu cầu thi công xây dựng trọn gói vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline bên dưới (miễn phí cước gọi).